Background

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạ chewy junior

【chewy junior】Ngày mới với tin tức sức khỏe: Khi nào ung thư được coi là do di truyền?

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe,àymớivớitintứcsứckhỏeKhinàoungthưđượccoilàdoditruyềchewy junior bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bạn có mắc lỗi này khi đi tiểu?; Khi nào đau nhức chân là do thiếu protein?; Bệnh gì cần tránh ăn bắp rang?...

Ung thư có di truyền?

Dù y học đã phát triển nhiều phương pháp điều trị mới nhưng ung thư vẫn là căn bệnh rất nguy hiểm. Khả năng điều trị khỏi bệnh phụ thuộc không chỉ phương pháp mà còn là thời gian phát hiện. Ngoài các yếu tố môi trường, lối sống thì người bệnh có thể bị ung thư do di truyền.

Ung thư là căn bệnh có thể do di truyền gây ra. Tuy nhiên, tỷ lệ các trường hợp này chỉ khoảng 5 - 10% tổng số ca bệnh.

Ung thư có thực sự di truyền hay không ? - Ảnh 1.

Một số đột biến gien sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư vú, da hay buồng trứng

SHUTTERSTOCK

"Trên thực tế, ung thư có tính chất di truyền trong khoảng 5 - 10% trường hợp mắc bệnh. Trong đó, cá nhân sẽ thừa hưởng gien bị lỗi từ cha mẹ và nó sẽ tiếp tục truyền lại cho con cái họ", tiến sĩ Rahul Kanaka, chuyên gia phẫu thuật ung thư tại Bệnh viện Manipal ở thành phố Bangalore (Ấn Độ), cho biết.

Các gien đóng vai quan trọng giúp xác định nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, trong đó có ung thư. Sự hiện diện của một số gien sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc một số loại ung thư cụ thể. Các đột biến gien này được di truyền từ ông bà, cha mẹ nên có những gia đình nhiều người cũng mắc một loại ung thư nhất định.

Ví dụ, ung thư vú và ung thư buồng trứng có mối liên hệ rõ ràng với các đột biến trong gien BRCA1 và BRCA2. Những người sở hữu các đột biến này sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư vú và buồng trứng. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 21.10.

Bác sĩ cảnh báo: Nếu bạn mắc lỗi này khi đi tiểu, hãy bỏ ngay!

Một bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu tinh tế cho thấy bạn chưa làm trống bàng quang hoàn toàn khi đi tiểu, và những tác dụng phụ nguy hiểm từ việc này.

Nếu nước tiểu vẫn còn trong bàng quang sau khi đi tiểu, nó có thể dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát và gây ra một số dạng tiểu không tự chủ. Một chuyên gia đã đưa ra các bước giúp bạn cải thiện việc làm trống bàng quang và giảm thiểu những rủi ro này.

Bác sĩ cảnh báo: Bạn có mắc lỗi này khi đi tiểu không, hãy bỏ ngay! - Ảnh 1.

Bạn có thể không biết rằng mình chưa đi tiểu hết hoàn toàn vì các triệu chứng bí tiểu không rõ ràng

Pexels

Bác sĩ Mary Garthwaite, Mary Garthwaite, chuyên về tư vấn phẫu thuật tiết niệu, Chủ tịch Hiệp hội tiết niệu The Urology Foundation (Anh), cho biết bàng quang thường được đánh giá thấp nhất trong cơ thể. Nhưng đó là cơ quan rất phức tạp, đảm nhận chức năng quan trọng là lưu trữ an toàn rồi bài tiết hiệu quả các chất thải ra khỏi cơ thể, dưới dạng nước tiểu.

Mọi người ít xem trọng bàng quang, nhưng khi nó không hoạt động bình thường, có thể gây ra những tác động đáng kể về thể chất, xã hội và tâm lý.

Không có nhiều triệu chứng rõ ràng cho thấy bàng quang vẫn còn nước tiểu, nhưng có một số dấu hiệu tinh tế sau:

Đi vệ sinh thường xuyên hơn bình thường.Điều này có thể là bạn đã không đi hết nước tiểu.

Cảm thấy như thể cần đi tiểu lại ngay. Sau khi vừa mới đi tiểu đã cảm thấy muốn đi tiếp hoặc rỉ nước tiểu sau khi đi vệ sinh. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 21.10.

Khi nào đau nhức chân là do thiếu protein?

Protein là một trong những thành phần chính của cơ thể, đóng vai trò quan trọng giúp duy trì cấu trúc thể chất phức tạp từ các khối cơ, mô và các cơ quan nội tạng. Một điều ít người biết là thiếu protein có thể dẫn đến một số dấu hiệu bất thường ở chân.

Không nạp đủ protein sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe chân, dẫn đến yếu cơ, suy giảm cấu trúc xương và các triệu chứng khác như chân sưng tấy, vết thương chậm lành.

Khi nào đau nhức chân là do thiếu protein ? - Ảnh 1.

Thiếu protein không chỉ khiến cơ mà cả xương chân đều suy yếu

MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Điều này là do protein rất cần thiết cho quá trình phục hồi tổn thương và phát triển cơ bắp, duy trì các mô khỏe mạnh và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ khuyến cáo protein nên chiếm từ 10-35% tổng lượng tiêu thụ calo trong 1 ngày.

Ví dụ, một người đàn ông trưởng thành nếu có chế độ ăn 2.000 calo/ngày thì nên tiêu thụ từ 50 đến 175 gram protein. Mỗi gram protein sẽ cung cấp 4 calo. Lượng protein này phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, mức độ vận động và sức khỏe tổng thể của mỗi người.

Nếu thiếu protein, chân sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:

Yếu sức. Cơ chân là một trong những nhóm cơ quan trọng và hoạt động nhiều nhất cơ thể. Để cơ chân hoạt động tốt và luôn khỏe mạnh thì cần nạp đủ protein. Nếu thiếu protein, chân sẽ yếu sức, gây khó khăn cho hoạt động thể chất và tập luyện thể thao.

Phù nề ở chân. Protein đóng vai trò quan trọng giúp giữ nước trong máu, ngăn không cho nước đi quá nhiều vào các mô. Do đó, thiếu protein nghiêm trọng sẽ khiến nước đi vào các mô nhiều hơn, dẫn đến tình trạng phù nề. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏeđể xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap